4 câu hỏi mà bạn nên đưa ra cho bản thân mỗi khi cảm thấy lo lắng
Đôi lúc bạn sẽ thấy như có một luồng cảm xúc nào đó trong bạn diễn ra ngoài ý muốn và bạn cũng không thể xác định được đâu là lý do hình thành những trạng thái tiêu cực trên. Có thể đó là những cảm xúc khi bạn bắt đầu làm một công việc mới hay khi bạn tham gia vào một dự án lớn nào đó. Bạn chỉ cảm nhận được rằng đó là một cảm giác rất tệ. Bạn không biết phải đi đâu hay làm gì, nhưng bạn biết rất rõ rằng bạn không thể tiếp tục làm những thứ mà bạn vẫn đang làm. Những cảm xúc trên thực chất bắt nguồn từ 2 từ “lo lắng”, hay nói cụ thể hơn là “lo lắng khi làm việc”.
Lo lắng khi làm việc là lúc bạn bắt đầu cảm thấy bồn chồn và sợ hãi, điều này khiến cho công việc của bạn diễn ra một cách không hiệu quả và không thể phát triển được. Nó là một dạng cảm xúc đặc biệt và rất khó để miêu tả cụ thể. Đó làm cảm xúc của sự căng thẳng về thể xác và sự giận dữ bên trong bạn. Đến bạn cũng sẽ chẳng thể hiểu nổi vì sao mình lại mang theo thứ cảm xúc giận dữ đó.
Có rất nhiều các cảm xúc tiêu cực khác nhau có thể hình thành trong quá trình làm việc ở công ty: tự ti, năng lượng tiêu cực, sợ hãi,…” Trong khi những cảm xúc đó có thể hoàn toàn gây ra cảm giác lo lắng cho bạn. Vậy thì làm sao để có thể xác định được chính xác nguồn gốc căn bệnh tâm lý này? Hãy ngay lập tức tự hỏi bản thân rằng bạn có đang cảm thấy mình “không an toàn?”.
Khi đặt câu hỏi này, nó không có nghĩa là bạn đang cảm thấy nguy hiểm hay bị đe dọa bởi một thứ gì đó thực tế, mà nó là một thứ nào đó về cơ bản sẽ khiến bạn cảm thấy không an toàn về mặt tinh thần. Lo lắng có thể khiến bạn muốn trốn tránh, chẳng hạn như bạn cần phải làm một điều gì đó để có thể trốn tránh khỏi tình hình hiện tại, ngay cả khi đó là một việc rất nhỏ. Đó có thể hiểu như là việc bạn lên mạng và đặt mua lấy một đôi giày hay một loại đồ uồng mà bạn thích chỉ để giải tỏa tâm lý. Những hành động như vậy chỉ có thể giúp bạn cảm thấy đỡ hơn trong một khoảng thời gian rất ngắn và nó còn làm sự lo lắng trong bạn trở lên tệ hại hơn rất nhiều.
Xác định được sự thay đổi khác với thường ngày của bản thân là rất quan trọng. Lo lắng là một trạng thái tâm lý tột bậc, nó có thể chiếm lấy cảm xúc của bản thân bạn. Có thể nói như là một dạng trạng thái tê liệt vậy. Khi bạn gặp lo lắng, bạn sẽ đánh mất cái nhìn bao quát về mọi vấn đề mà chỉ có thể tập chung đến những thứ trước mắt. Vì vậy lo lắng sẽ khiến bạn cảm thấy gần như không có lối thoát.
Tạo ra không gian trống để có thể đưa bản thân trở lại đúng hướng
Bạn sẽ gần như không thể trở nên khách quan nếu bạn phải ở trong một buổi tang lễ nào đó. Và nó cũng sẽ làm phản năng xuất làm việc của bạn. Không gian thực sự rất quan trọng. Khi bạn nhận ra rằng mình đang trở lên lo lắng quá mức, việc đầu tiên bạn cần làm là hãy hít thở một hơi thật sâu và dài. Hãy làm chậm lại và tạo ra một khoảng trống trong cả thể xác lẫn tâm trí của bạn để giảm nhẹ vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Hãy làm khách quan các vấn đề của bạn
Sau khi tâm trí của bạn đã trở lên “sạch” hơn và bạn nhận ra các vấn đề của bản thân. Vậy thì tiếp theo bạn sẽ phải làm gì? Hãy bước ra khỏi cái hố sâu đó và đặt chúng ra trước mặt để bạn có thể bắt đầu giải quyết nó ngay lập tức.
Hãy tự bắt đầu với 4 câu hỏi cho bản thân sau đây:
1: Tôi cảm thấy những loại cảm xúc tiêu cực nào?
2: Làm sao để tôi có thể xác định được vấn đề mà mình gặp phải?Đâu là điều mà tôi sợ
3: hoặc không muốn thay đổi về một số thứ liên quan đến vấn đề này?
4: Đâu là 3 hành động có thể cải thiện được tình huống mà tôi gặp phải?
Mục đích của những câu hỏi trên là để bạn có thể tập trung làm rõ vấn đề của bản thân và tổ chức được một lịch trình cụ thể về những thứ mà bạn cần phải làm tiếp theo. Hãy viết những câu trả lời đó xuống giấy, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề và giúp bạn vượt qua được cảm xúc của chính mình để hiểu rõ hơn về những gì thực sự đang xảy ra với bạn.
Hãy bắt đầu hành động… từ những việc nhỏ
Tới đây, mọi thứ đều nên được thực hiện từ những bước đi rất nhỏ. Thử hỏi xem bạn có một người bạn hoặc đồng nghiệp nào đáng tin để bạn có thể tâm sự với họ? Nhưng bạn hãy cẩn thận với việc chia sẻ điều này đến nhầm người, những người không đáng tin hoặc không thực sự quan tâm đến bạn, làm vậy sẽ khiến cho sự lo lắng của bạn chỉ tăng lên mà thôi.
- Nếu bạn cảm thấy mình không có cảm giác được an toàn và có các hành động muốn trốn tránh hiện thực như ở trên đề cập, bạn rất có khả năng đang phải chịu đựng sự lo lắng mà không hay biết.
- Rất dễ để bạn mất đi cái nhìn bao quát về mọi vấn đề khi bạn trong trạng thái lo lắng. Bạn sẽ nhận ra các biểu hiện đó rất khác với thường ngày của bạn.
- Hãy viết xuống những suy nghĩ và cảm xúc của mình, điều này sẽ giúp bạn xây dựng được những thứ mà bạn cần phải làm để thay đổi tình hình.