5.Não trái - não phải:

Cái tôi/ tâm trí là một kiến tạo nhị nguyên xuất phát từ ý thức động vật, mà mãi tới hàng thiên niên kỷ sau, mới tiến hoá qua Người tiền sử và cuối cùng thành Người tinh khôn.
Ở sự tiến hoá này, bộ não loài vật trước đây giờ được phát triển thêm vỏ não trước trán (prefrontal cortex), cho phép con người có khả năng tư duy tâm niệm tuyến tính.
Như thế, tâm trí chủ yếu trở thành một công cụ mới để để biểu lộ bản năng con vật, qua thứ mà giờ đây chúng ta gọi là Cái Tôi.
Việc kiểm nghiệm cấu trúc của tâm trí cho thấy chức năng của nó tương tự như phần cứng của một chiếc máy tính, và phần mềm thì đại diện cho những lập trình đến từ xã hội và những ảnh hưởng được truyền lại từ người khác.
Sự ngây thơ căn bản của toàn bộ nhân loại được dựa trên một hiện thực là tâm trí của con người không có khả năng nhận thức được Sự thật và Sai lầm.
Tâm trí của con người không có chút đề kháng nào, ý chí của nó không có chút khả năng nào cho phép, nhận biết, hay thực hiện các lựa chọn khác nhau trong việc dùng phần cứng để chạy những lập trình của phần mềm như thế nào.
Do bản chất của phần mềm và phần cứng, ảo giác chủ đạo của tâm trí nằm ở chỗ nó phân chia tâm thức (consciousness) ra làm 2 phần căn bản, một phần là cái tôi/ cá tính/bản ngã như một thực thể độc lập và tách rời khỏi phần kia là Chân Ngã Vô biên, là nguồn của tâm thức/ sự nhận biết.
Trong sự sai sót vì ảo giác này, cái tôi/bản ngã đánh đồng nó với nội dung thay vì bối cảnh, và vì thế nó trở thành đối tượng thăng trầm của những động cơ, cảm xúc thú vật, và trí tuệ sai lầm.
Các tầng tâm thức đã được đo, cho thấy mức độ khác nhau của sự sai lệch trong nhận thức về Thực tại, vì sự nhầm lẫn, bóp méo, thay thế, đồng hoá sai lệch giữa vẻ ngoài và bản chất.
Thật thú vị khi khám phá ra rằng từng hành động, cảm xúc, và suy nghĩ nhỏ nhất.. đều được ghi lại vĩnh viễn vượt không gian, thời gian của trường tâm thức. Vì vậy, bất cứ sự kiện gì, dù là suy nghĩ, cảm xúc, hay hành động, đều vĩnh viễn xác định được và gọi ra được thông qua phương tiện phù hợp, ví dụ như kỹ thuật đo tần số rung động tâm thức.
Trường tâm thức bao gồm các rung động năng lượng, mà đường đi của chúng để lại những vết hằn rõ rệt, và chúng được trải nghiệm dưới dạng chủ quan. Xuất hiện từ những đường đi của vệt rung động này là các hình thái đi liền với các nghiệp quả đến từ hành động của ý chí.
Cấu trúc nhị nguyên của cái tôi nảy sinh từ yếu tố tuyến tính.
Một hình ảnh trung tâm về một cá tính con người xuất hiện, là niềm tin rằng con người này chính là tác nhân, là “người nghĩ ra” các suy nghĩ, là “người làm ra” các hành động, và là nơi chất chứa cảm giác tội lỗi và sự dằn vặt bản thân. Một vài phẩm chất còn sót lại của con vật thì bị gạt bỏ và vì thế bị chôn vùi vào vô thức cùng với các cảm xúc đi kèm.
Chỉ tới sau cuộc cách mạng khi tầng rung động của tâm thức đạt mức 200, thì một người mới có thêm một bộ não ở thể phách (etheric brain), mà chức năng của bộ não thể phách này cho phép sự nhận biết và ý muốn tâm linh, cùng sự chịu trách nhiệm về động.
Một cách ngây ngô, cái tâm thức cá nhân (cái tôi) đồng hoá bản thân nó với cơ thể, tâm trí, và cảm xúc.
Vì thế, nhờ sự may mắn tột cùng, hoặc nhờ phước báu , nghiệp quả “tốt”, mà nó nghe được sự thật tâm linh và trở nên có cảm hứng, và nhờ một sự may mắn tột cùng khác, mà nó gặp được một vị thầy tâm linh.
Tần số rung động cao của vị thầy tâm linh này kích hoạt thể phách với rung động tâm linh cao hơn, vốn vẫn còn non nớt này của học trò.
Sự kích hoạt bộ não thể phách ở các sinh vật tâm linh cao hơn có được là vì nguồn năng lượng hoả hầu (kundalini), hay còn gọi là năng lượng tâm linh, được dâng cao.
Sự kích hoạt này không chỉ dẫn đến việc hình thành cơ thể tâm linh và bộ não thể phách mà còn thay đổi một cách sinh lý cấu trúc não của con người, mà từ sự thay đổi này bộ não bắt đầu ghi nhận các tác động một cách rất khác biệt. Người này bắt đầu thiên về “não phải” hơn.
Ở dưới mức rung động 200, một tác động bất kỳ sẽ ngay lập tức được dẫn tới các trung tâm cảm xúc.
Trong khi đó, ở một người theo tâm linh, sự tác động lại dẫn qua đường dẫn nhanh hơn, tới vùng vỏ não trước trán, rồi mới tới trung tâm cảm xúc. Ở người có tiến hoá tâm linh cao, thông tin đi vào được xử lý tại bộ não thể phách và sau đó cảm ứng lên mạch thần kinh vật lý trong bộ não.
Dưới mức rung động 200, (não trái), phản ứng chủ yếu như con vật, vì sự truyền dẫn thông tin qua vùng vỏ não trước trán thì chậm hơn so sự truyền dẫn trực tiếp tới trung tâm cảm xúc.
Vì thế, dưới 200, tâm trí được cài đặt cho trạng thái “Tấn công hoặc bỏ chạy” và các phản ứng căng thẳng. Điều này cắt ngang dòng chảy năng lượng thông qua hệ thống huyệt đạo. Sự cắt ngang dòng chảy năng lượng này khiến cho khi làm kỹ thuật kiểm tra cơ (kinesiological) ta sẽ có phản hồi “Không”.
Trên 200, quá trình xử lý sẽ dẫn đến cảm giác thoải mái hơn nhờ sự bình an và hoà hợp từ bên trong, và chất dẫn truyền thần kinh của não sẽ tiết ra hóc môn giảm đau endorphins thay vì adrenalin (hóc môn stress, máu điên