2.Phân biệt giữa Sức mạnh và Áp lực:

“ Nếu ta phân tích bản chất của Áp lực, ta sẽ thấy ngay vì sao đương nhiên nó luôn bị khuất phục bởi Sức mạnh. Điều này tuân thủ một trong những quy luật căn bản của vật lý.
Bởi vì khi có sức ép, tự động sẽ tạo ra một lực phản lại, và hiệu ứng của nó thì có bản chất rất giới hạn. Ta có thể nói sức ép là một sự vận động. Nó đi từ đây ra kia trong sự phản kháng.
Sức mạnh, ở mặt khác, lại tĩnh lặng. Nó như một trường năng lượng không nhúc nhích. Trọng lực là một ví dụ, nó không vận động để cưỡng lại cái gì. Sức mạnh của nó lại có khả năng dịch chuyển mọi vật trong miền năng lượng của nó, trong khi chính trọng lực đó lại không hề dịch chuyển.
Sức ép luôn phải đang dịch chuyển đối nghịch lại với cái gì đó, trong khi sức mạnh thì không chuyển động ngược lại bất cứ thứ gì. Sức ép tự chính nó là bất toàn, và vì thế lúc nào cũng phải được tiếp thêm năng lượng. Sức mạnh thì lại đã đủ đầy, toàn diện bởi chính nó và trong chính nó, nên nó không cần phải được tiếp thêm cái gì từ bên ngoài mình. Nó chả có đòi hỏi gì; nó cũng không có nhu cầu gì. Vì sức ép luôn cần thêm năng lượng, nên nó ngốn ngấu tiêu thụ liên tục. Trái lại, sức mạnh lại tự tạo năng lượng, bồi đắp, cung cấp, và hỗ trợ. Sức mạnh mang lại sự sống, còn sức ép thì tước đoạt năng lượng sống. Chúng ta cũng nhận thấy Sức mạnh liên quan tới Từ bi, và khiến ta thấy lạc quan vào chính mình. Trong khi đó Sức ép liên quan tới chủ nghĩa phê phán và có xu hướng khiến ta thấy tồi tệ về chính mình.
Sức ép luôn tạo ra 1 lực phản lại; hiệu ứng của nó là để phân cực chứ không phải để đồng nhất. Sự phân cực luôn hàm chứa mâu thuẫn, cái giá phải trả cho nó, vì thế, luôn đắt đỏ. Vì sức ép khởi nguồn cho sự phân cực, nó tạo ra sự phân chia thắng/thua; và vì luôn có bên nào đó hay ai đó bị thua, nên lúc nào kẻ thù mới cũng được tạo ra. Luôn phải đối mặt với kẻ thù, sức ép cần luôn trong trạng thái phản kháng. Sự phản kháng đương nhiên là đắt đỏ, dù là trong thương trường, chính trị, hay các vấn đề nội bộ.
Khi ta tìm về nguồn của Sức mạnh, ta thấy rằng nó liên quan tới ý nghĩa, và ý nghĩa này liên quan tới chính giá trị của sự sống. Sức ép thì cứng rắn, rõ ràng và có thể tranh cãi được. Nó cần được chứng minh và được hỗ trợ. Nhưng nguồn của sức mạnh, thì lại vượt ra ngoài sự tranh cãi, và không thể chứng minh được, hay nói cách khác là nằm ngoài sự chứng minh. Cái gì đã tự nó là bằng chứng thì không thể tranh cãi được. Điều duy nhất ta chỉ có thể nói về nguồn của sức mạnh, là “Đang là”.”
-----
Tại sao trong truyện cổ tích các nhân vật chính đều mang dung mạo sáng sủa đẹp đẽ, tại sao họ lại chả chịu tự nghĩ kế cho bản thân mà chỉ biết khóc khi buồn, cười khi vui. Tại sao mấy người như thế thì truyện cổ tích không chê là lười biếng ỷ lại, sống thụ động, ngu dốt, mà ngược lại họ còn là đại diện cho cái thiện, tại sao họ cuối cùng luôn được hưởng bình an, hoặc nếu bị ai hãm hại chết thì họ luôn tái sinh ngày càng xinh đẹp và ngây thơ hơn xưa? Tại sao nó liên quan tới Power (Sức mạnh)?


Tại sao các nhân vật ác độc trong truyện cổ tích thường có dung mạo dữ tợn kinh dị, tại sao họ nghĩ và lên kế hoạch rất nhiều để kiểm soát mọi thứ, tại sao họ không bao giờ hài lòng với số phận mà lúc nào cũng phải tính phần hơn. Tại sao mấy người như thế thì không được truyện cổ tích ngợi khen là biết vun vén và có chí tiến thủ, mà lại được coi là thủ đoạn, là đại diện của cái ác, tại sao truyện cổ tích toàn kể là họ bị giời đánh cho lăn đùng ra chết hoặc chết những cái chết hết sức tức tưởi? Tại sao nó liên quan tới Force (Sức ép/ Áp lực)?