Game training

Hiện nay, nhu cầu huấn luyện về công tác Phát triển đã trở thành một nhu cầu lớn
để đáp ứng sự đòi hỏi của tình hình xã hội, nhất là ở các lãnh vực Công tác xã hội, Phát
triển cộng đồng, Công tác khuyến nông, Công tác Tín dụng, Giáo dục sức khỏe v.v...
Nhiều khóa tập huấn, ngắn ngày hoặc dài ngày đã được tổ chức thường xuyên tại Việt
Nam, do các chuyên gia nước ngoài hoặc người Việt Nam phụ trách đều dưới hình
thức phương pháp có sự tham gia chủ động của học viên và đã thu lượm được nhiều
kết qua rất tốt. Phương pháp giảng dạy này đã mang lại một bầu không khí mới mẻ, sôi
động, thân thiện, bình đẳng giữa người dạy và người học ở các lớp học.
Nhiều loại hoạt động để đáp ứng cho phương pháp tích cực có sự tham gia này
rất đa dạng, bao gồm như: hoạt động trò chơi, sắm vai, giả lặp (simulation), thảo luận
trường hợp điển cứu v.v... Các hoạt động này đều hướng về người học, lấy người học
làm trọng tâm. Người học vừa học vừa hành, vừa chơi vừa nhận thức vấn đề. Người
dạy là người hướng dẫn tích cực. Đã có phổ biến một số tài liệu về các hoạt động này
theo từng nội dung chủ đề riêng biệt, tuy nhiên, việc tập hợp, phân loại các hoạt động
này lại để ai thích công tác đào tạo hoặc đang công tác ở lãnh vực này sử dụng, tham
khảo và khai thác là một công việc cần thiết. Trong quyển sách đầu tiên này, tôi không
muốn đưa vào các loại trò chơi mang tính chất sinh hoạt cộng đồng (thường được tổ
chức trong các sinh hoạt tập thể, cấm trại...) mà chỉ chú trọng đến các sinh hoạt, trò
chơi theo chủ đề tập huấn.
Được sự khuyến khích của Trưởng Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở bán công TP.
Hồ Chí Minh và các bạn bè đồng nghiệp, tôi mạnh dạn thực hiện công việc tập hợp và
chế biến thêm để phù hợp cho từng nội dung tập huấn. Đây là bước đầu của “tuyển tập
các sinh hoạt trò chơi khi dạy và học”, tất nhiên không thể đáp ứng trọn vẹn theo yêu
cầu của bạn đọc, đồng nghiệp. Sự góp ý, sáng tạo thêm của các bạn sẽ đóng góp vào sự
ra đời của quyển thứ hai. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến và cám ơn sự
quan tâm của các bạn

QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC QUA PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC CÓ SỰ THAM GIA

1. Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và
hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo
mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Con người học chỉ
NHỚ:
- 10% những gì họ ĐỌC
- 20% những gì họ NGHE
- 30% những gì họ THẤY
- 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY
- 80% những gì họ NÓI
- 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ KHÁM PHÁ CHO CHÍNH
HỌ.Giảng dạy giúp học viên thay đổi : nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thay
đổi thái độ và từ đó thay đổi hành vi. Khi người hướng dẫn tạo được cảm xúc, sự ham
thích thì động cơ khám phá và thay đổi sẽ được thuận lợi hơn.
2. Vì thế, học tập là một quá trình qua đó cá nhận chấp nhận vài kỹ năng mới hay ý tưởng
mới và nó làm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Nó là một chuỗi các hoạt động đối diện với
vấn đề, can dự vào những kinh nghiệm mới và đưa đến sự khám phá cái mới.
3. Tác động của các hoạt động trò chơi

Các hoạt động trò chơi tại lớp học :

3.1. Tạo sự chú ý của người học : sự chú ý là khởi điểm của sự quan tâm.
3.2. Khuyến khích sự quan tâm của người học.
3.3. Gợi sự ham muốn bằng ý tưởng mới hay hoạt động tốt hơn để sự quan tâm trở thành lực
thúc đẩy hành động.
3.4. Sự thỏa mãn sẽ làm cho con người dễ hành động hơn, dễ thay đổi hơn.

4. Một số nguyên tắc của phương pháp có sự tham gia

4.1. Tạo sự suy nghĩ, cảm xúc, hành động và diễn đạt một cách tự nhiên.
4.2. Người học tham gia vì họ rất mong đợi sự thành công.
4.3. Cần có sự phối hợp hợp lý, sự thoải mái, sự thích thú.
4.4. Hoạt động phải sinh động, sáng sủa và hấp dẫn.
4.5. Ý tưởng, cảm xúc và hành động xảy ra cùng với nhau.
4.6. Người dạy liên tục sử dụng các kinh nghiệm thực tiển của người học và bày tỏ sự công
nhận các ý kiến hợp lý của họ.
3. Phong cách của người dạy hiệu quả

Người dạy hiệu quả phải là người :

5.1. Tự tin : có khả năng hướng dẫn mà không khống chế, xúc tác hơn là chỉ huy.
5.2. Vui tươi và truyền sự vui tươi cho người học.
5.3. Mềm dẽo : sẵn sàng điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu của tình thế và sự quan tâm của
người học.
5.4. Hướng dẫn mục tiêu : phải biết mục tiêu nào mà người học muốn đến để hướng vào đó. 
5.5. Chân tình và thân thiện : quan tâm đến mọi người, không giữ khoảng cách và xem mỗi
người học là mỗi cá nhân riêng biệt.
5.6. Khiêm tốn và có óc hài hước : biết đùa đúng lúc và không nên tự khoe khoang.
5.7. Biết đảm nhận nhiều vai trò lần lượt khác nhau : người tư vấn, người xúc tác, người
nghe, người thầy, người bạn...
5.8. Khuyến khích sự phản hồi : khuyến khích sự nhận xét của người học về cái gì được, cái
gì chưa được.
5.9. Biết nhạy cảm : cảm nhận được phản ứng, cảm xúc, kinh nghiệm, thông hiểu hay còn
bối rối mù mờ trước một vấn đề của người học.
5.10. Biết sáng tạo : sự sáng tạo sẽ gây sự thích thú, tăng động cơ, lòng ham muốn học tập
của học viên.

4. Một số kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp có sự tham gia :

Sau một thời gian tổ chức các sinh hoạt trò chơi khi giảng dạy ở các lớp ngắn hạn hoặc
dài hạn, một số kinh nghiệm cá nhân được ghi nhận như sau:
6.1. Phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung giảng dạy và cách tổ chức sinh hoạt trò chơi kèm
theo các dụng cụ cần thiết và biết dự đoán trước mọi tình huống có thể xảy ra để không
bị bất ngờ va có khả năng tùy cơ ứng biến.
6.2. Người dạy cần tạo một ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho người học. Ấn tượng ban đầu tốt (
hòa nhã, vui tính, thân thiện, không đe dọa...) sẽ giúp bạn dễ thành công trong các buổi
dạy tiếp theo. Khi người học có cảm tình với bạn, họ sẽ hợp tác tích cực với bạn - Bầu
không khí sẽ trở nên sôi động và tự nhiên - Người học không còn cơ chế phòng vệ.
6.3. Phải biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động, nếu không trò chơi của
bạn sẽ phản tác dụng. Người học không có cơ hội có ý tưởng mới rút ra từ sinh hoạt,
thậm chí có khi họ bị bối rối thêm. Nên dành khoảng thời gian vừa đủ để người học
hồi tưởng lại sinh hoạt đã qua và rút ra điều gì cần thiết liên quan với đề tài, mục tiêu
giảng dạy. Có người dành thời gian nhiều quá để chơi, cuối cùng không rút ra được bài
học gì vì đã quá giờ !
6.4. Trò chơi được chọn tốt, phù hợp với lứa tuổi, tâm trạng của người học, phù hợp với nội
dung giảng dạy sẽ gây nhận thức khó quên nơi người học.
6.5. Cùng một loại trò chơi, bạn có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số người học, tùy
diện tích phòng hay cách bố trí bàn ghế và còn tùy giới tính nữa.
6.6. Bạn phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của trò chơi để khai thác hết các khía cạnh của nó,
hiệu quả của nó sẽ rất lớn.
6.7. Trong số người học sẽ có người chưa quen với loại hình sinh hoạt này, bạn phải ra tay
giúp đỡ và từ từ đưa họ vào cuộc. Có người cảm thấy còn e ngại lúc đầu, nếu bạn kiên
nhẫn hỗ trợ thì họ sẽ tham gia rất tốt và hoàn thành vai trò của họ. Qua đó, bạn đã giúp
họ sự tự tin và thêm động cơ học tập.
6.8. Trò chơi khởi động lúc bắt đầu buổi học là rất cần thiết để tạo bầu không khí thân thiện,
nhờ đó mà người học dễ tham gia hơn ở phần nội dung chính. Nếu trò chơi khởi động
được chọn kỹ, phù hợp với nội dung giảng dạy của buổi học đó thì càng tuyệt vời để
cho bạn làm đầu đề dẫn họ nhập vào đề tài.
6.9. Bạn không nên cầu kỳ, quan trọng hóa hay nghiêm túc hóa vấn đề. Mọi cầu kỳ sẽ làm
cho học viên mất phương hướng. Bạn càng đơn giản càng tốt vì đơn giản là đẹp và đẹp
là nghệ thuật.


CÁC TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG

I. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG
1. Chọn trò chơi khởi động phù hợp với từng thời điểm của khóa học ( đầu khóa học,
giữa khóa học và cuối khóa học ) sẽ tốt hơn là chọn bất cứ trò chơi nào cũng được và ở
từng thời điểm của khóa học, trò chơi khởi động có những mục tiêu khác nhau:
 Lúc đầu khóa học : tạo bầu không khí thân thiện, bớt dần sự xa lạ, sự dè đặt, chuyển
sự thụ động sang chủ động, tạo sự nhập cuộc và tin tưởng lẫn nhau.
 Lúc giữa khóa học : quan tâm đến giải quyết vấn đề, lấy quyết định, tạo sự liên kết
nhóm, sự linh hoạt của các vai trò.
 Lúc cuối khóa học : chuẩn bị cho sự chia tay, tạo sự bộc lộ nhân cách, đo lường kinh
nghiệm của nhóm.
2. Thời gian khởi động không nên quá 20 phút.
3. Khởi động phải làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Nếu mọi người vui
vẻ, đó là khởi động tốt.
4. Nên chuẩn bị trước cho sự khởi động - khởi động tồi thì thà không làm còn hơn.
5. Trong trò chơi khởi động, tránh tạo sự quá ganh đua hay tạo sự phê phán, cười nhạo
lẫn nhau.
6. Cần hướng dẫn rõ ràng trước khi thực hiện trò chơi. Nên hỏi lại xem mọi người đã
hiểu rõ cách chơi chưa trước khi bắt đầu. 

NHỮNG VIÊN SỎI TO TRONG CUỘC SỐNG
Có một ngày nọ, một vị giáo sư lớn tuổi của Trường Quốc gia Hành chánh được mời
đến tham gia giảng dạy tại một khóa tập huấn cho một nhóm 15 vị lãnh đạo của 15
Công ty lớn về “ kế hoạch thời gian hiệu quả”.
Nội dung tập huấn này là một trong năm nội dung của khóa tập huấn. Vị giáo sư chỉ có
duy nhất một giờ để giảng dạy.
Đứng trước nhóm học trò tài ba này ( sẳn sàng ghi lại tất cả những gì giáo sư sẽ truyền
đạt ), ông giáo sư lần lượt nhìn từng người một, rồi nói với họ :” Chúng ta sẽ thực hiện
một thí nghiệm.”.
Ở bên dưới bàn của vị giáo sư, trước các học viên, ông lôi ra một bình thủy tinh cở 4 lít
và đặt nó nhẹ lên bàn trước mặt ông. Kế đó ông mang ra khoảng trên một chục viên sỏi
to gần bằng trái banh tennis và ông đặt từng viên sỏi vào bình thủy tinh.
Khi bình thủy tinh đã đầy các viên sỏi và không thể nào thêm được nữa thì ông từ từ
đưa mắt nhìn các học viên và hỏi :
“ Thế là cái bình đã đầy chưa, các bạn ?”. Tất cả mọi người đồng thanh trả lời:
“ Vâng, đầy rồi !”.
Vị giáo sư chờ đợi trong giây lát và nói :” Thật sao ?”.
Sau đó, một lần nữa, ông nghiêng mình xuống bàn, lôi một chậu đầy những viên sỏi
nho nhỏ và một cách cần thận, ông cho những viên sỏi nho nhỏ này vào bình thủy tinh,
ông lắc và trộn đều bên trong bình thủy tinh và những viên sỏi nho nhỏ này len lỏi vào
các khe của các viên sỏi to cho đến tận đáy bình thủy tinh.
Vị giáo sư lại đưa mắt nhìn các học viên và hỏi lại :”Bay giờ bình này đã đầy chưa vậy
?”. Lần này, các học viên bắt đầu hiểu cái trò này.
Một học viên trả lời :” Chắc chưa !”. “ Tốt “, ông giáo sư trả lời.
Ông lại và lần này lôi ra dưới gầm bàn một chậu cát. Thế rồi ông cẩn thận trút cát vào
bình thủy tinh và cát lấp dần các khoảng trống giữa những viên sỏi to và những viên
sỏi nho nhỏ.
Một lần nữa, ông ta hỏi :” Bình đã đầy chưa ?”.
Lần này, không do dự và các học viên tài ba đồng thanh trả lời :” Chưa đâu thầy !”
“Tốt lắm !”, vị giáo sư già trả lời.
Trong khi các học viên chờ đợi cái gì còn xãy ra nữa thĩ ông giáo sư này lôi ra thêm
một bình nước và cho vào bình thủy tinh cho đến khi nước đầy tới miệng bình.
Vị giáo sư lại đưa mắt nhìn các học trò của mình và hỏi :
“ Thí nghiệm này cho chúng ta biết điều gì ?”.
Một trong số học viên can đảm nhất trả lời :
“Thưa Thầy, nó chứng minh cho thấy có khi chúng ta tưởng là lịch làm việc của chúng
ta đã đầy ắp và nếu chúng ta muốn, chúng ta cũng có thể thu xếp, bổ sung cuộc hẹn, và
nhiều thứ phải làm nữa !”.
“Không phải thế !”, giáo sư trả lời. “ Không phải như vậy, thật ra nó chứng minh cho
chúng ta như sau đây : nếu chúng ta không đưa những viên sỏi to vào bình trước,
chúng ta không bao giờ đưa hết tất cả các thứ này vào.”
Mọi người đều im lặng, mỗi người đểu suy nghĩ về ý nghĩa này.
Vị giáo sư nói tiếp :” Vậy thì những viên sỏi to trong cuộc sống của chúng ta là gì ?”.
“ Sức khỏe của các bạn ?”
“ Gia đình của các bạn ?”
“Bạn bè của các bạn ?”
“ Thực hiện giấc mơ của các bạn ?”
“Làm những gì mình thích ?”
“ Học hỏi ?”
“ Bảo vệ quyền lợi ? “
“ Nghỉ ngơi ?”
“ Sử dụng thời gian ? “
“ Hoặc... mọi thứ khác ? “
“ Điều cần nhớ, chính là tầm quan trọng đặt những viên sỏi to trước hết trong cuộc
sống của mình, nêu không chúng ta có nguy cơ thất bại trong cuộc sống. Nếu chúng ta
đưa vào trước những thứ linh tinh ( như sỏi nhỏ, cát..), chúng ta chỉ hoàn thành được
những thứ linh tinh mà thôi và chúng ta không có đủ thời gian quý giá dành cho những
điều quan trọng hơn nhiều của cuộc sống chúng ta.”.
Và các bạn đừng bao giờ quên đặt câu hỏi cho chính mình :
“ Những viên sỏi to trong cuộc sống của ta là gì ?”
Kế đó, các bạn hãy đặt nó trước vào bình.” 

II. TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG KHI BẮT ĐẦU KHÓA HỌC
TRÒ CHƠI 1 :
TRÒ CHƠI MỖI NGƯỜI MỘT ĐỘNG TÁC
 Trò chơi này hiệu quả khi số lượng học viên tối đa là 20 người.
 CÁCH CHƠI :
Các học viên đứng vòng tròn. Người hướng dẫn tự giới thiệu tên và thực hiện
một động tác (động tác bằng tay, hoặc chân, hoặc bằng đầu hoặc toàn cơ thể...), sau đó
chỉ định một người trong vòng tròn. Người này, lập lại tên và động tác của người
hướng dẫn rồi nói tên của mình và thực hiện tiếp động tác của riêng mình. Người kế
tiếp ( theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại ) lập lại tên và 2 động tác của hai người
trước và nói tên mình và động tác của mình và cứ thế tiếp tục cho đến hết vòng.
 Tác động :
Trò chơi này gây thích thú, ngộ nghĩnh khi có người có động tác lạ, và bắt đầu từ
người thứ năm trở đi, khi mỗi người lập lại các động tác của những người trước, ta có
cảm giác người ấy đang thực hiện một màn múa lạ mắt nhất trên đời. Mọi người sẽ cố
gắng nhớ tên nhau và khi có người quên thì nhóm nhắc nhở, tạo bầu không khí thân
thiện ngay từ đầu khi mới quen nhau.
Nếu bạn là người cuối cùng, lớp học sẽ không quên bạn ! 

TRÒ CHƠI 2 :
TRÒ CHƠI RÁP HÌNH
( HOẶC RÁP SỐ )
 CÁCH CHƠI
Bạn chọn một số hình ảnh ( hình ảnh thú vật là tốt nhất) và cắt đôi để làm sao
mỗi học viên có trong tay một nửa của mỗi tấm hình ( cùng kích cỡ ). Không nên có
hình trùng nhau. Nếu bạn không tìm được hình ảnh, bạn cũng có thể viết số trên một tờ
giấy nhỏ, mỗi tờ một con số từ 1 đến con số cao nhất bằng phân nửa số của học viên
lớp học. Mỗi số bạn viết trên 2 tờ giấy nhỏ, khác màu, sau đó trộn đều phát cho học
viên mỗi người một số.
Bạn yêu cầu học viên cứ đi tìm “phân nửa của mình” (nửa hình ảnh của mình
hoặc con số giống mình) và khi tìm gặp thì kết thân và tìm hiểu lẫn nhau trong vòng 10
phút.
Qua 10 phút, khi mọi người trở lại chỗ ngồi ổn định, bạn mời từng cặp vừa quen
nhau giới thiệu nhau cho lớp biết bằng cách người này sắm vai người kia để tự giới
thiệu: ví dụ A sắm vai B và A tự giới thiệu:
“Tôi tên là B, 30 tuổi, có vợ và 3 con, hiện đang công tác tại cơ quan X...”.
Kế đó, B sắm vai A và tự giới thiệu về A.